Thông báo lễ ra mắt sách

Nhân dịp xuất bản cuốn sách "Các nhà vô địch ẩn danh của thế kỷ XXI", Nhà xuất bản Tri thức, Quỹ Friedrich Naumann tổ chức buổi giao lưu, ra mắt sách vào lúc 14h – 17h ngày 5/12/2013 tại Hanoi Club, 76 Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội. Buổi hội thảo có sự tham gia của các diễn giả: Mr. Han - Giám đốc Quỹ Friedrich Naumann (nhà tài trợ, GS. Chu Hảo - Giám đốc NXB Tri Thức, dịch giả Phạm Nguyên Trường, PGS. TS Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện kinh tế. Chúng tôi hi vọng những bài học mưu sinh khởi nghiệp trong cuốn sách sẽ hữu ích cho các nhà doanh nghiệp, để những kinh nghiệm “sách vở” từ nay sẽ đơm hoa kết trái trong giai đoạn phát triển tới đây của Việt Nam.

Thứ Hai, 18 tháng 11, 2013

Lễ ra mắt sách "Các nhà vô địch ẩn danh của thế kỷ XXI"


05/12/2013, 14:00 - 17:00, tại Hanoi Club, 76 Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội

      Cuốn Các nhà vô địch ẩn danh của thế kỷ XXI của Hermann Simon (Phạm Nguyên Trường dịch) là cuốn sách viết về các nhà vô địch - nhưng không phải là những nhà vô địch thường thấy với vòng nguyệt quế và vầng hào quang chói sáng, đi kèm những lời tung hô và sự ngây ngất của men say chiến thắng. Những nhà vô địch được đề cập trong cuốn sách này không giống, hay nói “chuẩn” hơn, không thật sự giống các nhà vô địch mà thế giới đã từng biết đến. Họ “chỉ” là những doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng vô địch trong lĩnh vực kinh doanh của mình. Vô địch nhưng “ẩn danh” - “Hidden Champions” - như tên cuốn sách nói về họ, cái tên nhằm nêu bật phẩm chất “ẩn danh” lạ lùng và rất đặc trưng, phân biệt họ với bộ phận đông đảo các nhà vô địch khác trên thế giới.

Nghe có vẻ giật gân, nghịch lý. Nhưng là sự thật. Vô địch nhưng ẩn danh, chỉ được ít người biết đến, mặc dù họ chính là những người tạo nền tảng cho quá trình tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế toàn cầu hiện đại. Trong nền kinh tế thực, như cuốn sách chứng minh, họ quan trọng không kém những nhà “vô địch” thực thụ và lừng danh, kiểu như Bill Gates, Warrant Buffet, George Soros, v.v. Tuy chỉ “nhỏ và vừa”, nhưng họ là những nhà vô địch đích thực của thế kỉ XXI, thế kỉ đang là hiện tại và tiếp tục là tương lai của chúng ta.

Nhân dịp ra mắt sách, Nhà xuất bản Tri thức, Quỹ Friedrich Naumann tổ chức buổi giao lưu vào lúc 14h – 17h ngày 5/12/2013 tại Hanoi Club, 76 Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội. Chúng tôi hi vọng những bài học mưu sinh khởi nghiệp trong cuốn sách sẽ hữu ích cho các bạn độc giả, đặc biệt là các nhà doanh nghiệp, để những kinh nghiệm “sách vở” từ nay sẽ đơm hoa kết trái trong giai đoạn phát triển tới đây của Việt Nam.

Diễn giả:
- Giám đốc Quỹ Friedrich Naumann (nhà tài trợ)
- Phạm Nguyên Trường, dịch giả cuốn sách
- PGS. TS Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện kinh tế
- Chu Hảo, Giám đốc – Tổng biên tập NXB Tri thức

LIÊN HỆ & ĐĂNG KÍ THAM DỰ
Ban Truyền thông Nhà xuất bản Tri thức
Điện thoại: 04.3944.7280 - Emailseminar.trithuc@gmail.com
(Email vui lòng ghi rõ họ tên, công việc hiện tại, địa chỉ Email, và số điện thoại liên lạc)

Vì số lượng ghế ngồi có hạn, Quý vị vui lòng đăng ký tham dự trước 17h ngày 02/12/2013.
(Chúng tôi sẽ không nhận thêm người đăng ký khi đã đủ số lượng khách mời)
Ban tổ chức trân trọng kính báo và kính mong sự tham dự của Quý vị tại chương trình.

Nội dung chương trình : Lễ ra mắt sách "Các nhà vô địch ẩn danh của thế kỷ XXI"

Thời gian: 14h - 17h, ngày 05/12/2013
Địa điểm: Hanoi Club, 76 Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội

Nội dung chương trình:
Stt
Thời gian
Đầu mục
Giới thiệu sách
14:00 - 15:15
1
14h – 14h10
NXB Tri thức giới thiệu chương trình, nhà tài trợ, tác giả, diễn giả
2
14h10 – 14h25
Giám đốc Quỹ Friedrich Naumann (nhà tài trợ)giới thiệu về hoạt động của Quỹ FNF tại Việt Nam
3
14h25 – 14h35
Ông Chu Hảo – Giám đốc NXB Tri thức chia sẻ quá trình sản xuất cuốn sách
4
14h35 – 14h55
Ông Phạm Nguyên Trường trao đổi với tư cách những người dịch
5
14h55 – 15h15
PGS. TS Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện kinh tế trao đổi về cuốn sách

Teabreak
15 phút
Nghỉ giải lao
Chia sẻ và tặng sách
15:30 – 17:00
6
15h30 – 16h30
Hỏi đáp với báo chí và độc giả
7
16h30- 17h
NXB tặng sách, cảm ơn, dịch giả ký tặng sách với bạn đọc. Kết thúc chương trình

Đối tượng tham dự: nhà báo, nhà nghiên cứu, sinh viên ngành kinh tế, độc giả chung.
Số lượng khách mời: 50-60 người
           
 Chương trình của chúng tôi nhận được sự tài trợ của Quỹ FNF.

LIÊN HỆ & ĐĂNG KÍ THAM DỰ
Ban Truyền thông Nhà xuất bản Tri thức
Điện thoại: 04.3944.7280 - Emailseminar.trithuc@gmail.com
(Email vui lòng ghi rõ họ tên, công việc hiện tại, địa chỉ Email, và số điện thoại liên lạc)

Vì số lượng ghế ngồi có hạn, Quý vị vui lòng đăng ký tham dự trước 17h ngày 02/12/2013. 
(Chúng tôi sẽ không nhận thêm người đăng ký khi đã đủ số lượng khách mời)
Ban tổ chức trân trọng kính báo và kính mong sự tham dự của Quý vị tại chương trình.

Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2013

Giới thiệu sách


I) THÔNG SỐ SÁCH
Tên sách: Các nhà vô địch ẩn danh của thế kỷ XXI
Tác giả: Hermann Simon  
Dịch giả : Phạm Nguyên Trường
Khổ sách: 16 x 24 cm
Số trang: 396 trang
Giá bìa:  105.000VNĐ
Loại bìa: Bìa mềm, tay gập
Năm xuất bản: 2013 
II) GIỚI THIỆU SÁCH
1) Về tác giả:
Hermann Simon là chủ tịch công ti Simon-Kucher&Partner, Strategy&Marketing Consultants có văn phòng ở châu Âu, châu Mĩ, châu Á và Australia. Được coi là lý thuyết gia về quản lý có ảnh hưởng nhất của Đức, ông đang làm tư vấn cho các tập đoàn và chính phủ trên khắp thế giới. Simon đã xuất bản trên 30 tác phẩm trong đó có Power Pricing, Manage for profit, Not For Market Share và Beat The Crisis.
2) Về tác phẩm:
Toàn bộ nội dung cuốn sách - đủ dày - viết về những điều thiết thực và bổ ích, đặc biệt dành cho những ai làm doanh nghiệp có khát vọng chinh phục thế giới, muốn trở thành nhà vô địch mà không cần đội vòng nguyệt quế.
Cuốn sách giới thiệu nền kinh tế toàn cầu hiện đại – tuy không phải là một bức tranh hoàn toàn mới nhưng có những đường nét cấu trúc mới, với triển vọng phát triển khác với nhiều ý kiến thông thường – ví dụ như về vị thế không đến mức choáng ngợp của Trung Quốc trong vòng 15-20 năm tới, hay về tương lai không hề u ám của Liên minh châu Âu với nền kinh tế Đức làm trụ cột, v.v. Trong nền kinh tế toàn cầu đó, có một thành tố đặc biệt, tuy có “thâm niên lịch sử” đáng nể nhưng mới về cấu trúc, đóng vai trò quyết định số phận nền kinh tế toàn cầu thế kỉ XXI – những doanh nghiệp vừa và nhỏ “vô địch ẩn danh”. Phát hiện ra nhân vật “vô địch ẩn danh” này là công lao của tác giả cuốn sách. 
***
3) MỤC LỤC 
Lời giới thiệu cho ấn bản tiếng Việt                                                            
Dẫn nhập
Làm sao tôi phát hiện được các nhà vô địch ẩn danh? 
Chương 1: Nhà nước toàn cầu -  Thế giới của tương lai
Ai là động lực trong nhà nước toàn cầu? 
Những thị trường của tương lai
Tóm tắt
Chương 2: Vai trò của Đức trong nhà nước toàn cầu
Đức vẫn vững vàng 
Tại sao Đức phải xuất khẩu 
Vì sao Đức lại thành công đến thế trong lĩnh vực xuất khẩu? 
Vì sao Đức lại có nhiều nhà vô địch ẩn danh đến thế? 
Tương lai của Đức trong nhà nước toàn cầu 
Tóm tắt
Chương 3: Sức mê hoặc của những nhà vô địch ẩn danh
Họ là ai? Một số nhà vô địch ẩn danh trên thế giới
Bức màn bí mật
Công ti nào được coi là nhà vô địch ẩn danh? 
Các nhà vô địch ẩn danh có nguồn gốc từ đâu? 
Kiến thức và cơ sở dữ liệu 
Những dữ liệu mang tính cơ cấu về các nhà vô địch ẩn danh 
Các nhà vô địch ẩn danh thành công đến mức nào? 
Bài học từ các nhà vô địch ẩn danh 
Mục đích của tác phẩm này 
Tóm tắt
Chương 4: Tăng trưởng và vị trí dẫn đầu trên thương trường
Ngọn lửa thầm kín 
Tăng trường, tăng trưởng và tăng trưởng 
Từ nhà vô địch ẩn danh thành nhà vô địch lớn 
Khoảng giữa bùng nổ 
Những chú lùn đang lớn 
Động lực của tăng trưởng 
Vị trí dẫn đầu trên thương trường 
Dẫn đầu thương trường nghĩa là gì
Thị phần 
Những mục tiêu dài hạn 
Tóm tắt
Chương 5: Thị trường và sự chú tâm
Xác định thị trường và thị phần 
Những thị trường chật hẹp 
Các nhà vô địch ẩn danh xác định thị trường như thế nào? 
Chú tâm, chú tâm và chú tâm  
Sâu hay rộng 
Thị trường siêu chuyên biệt và người làm chủ thị trường 
Tốt xấu mặc lòng 
Đa dạng hóa mềm  
Tóm tắt

Chương 6: Toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa: Cột trụ thứ hai
Hiện diện trên toàn cầu: Thực trạng và quá trình 
Toàn cầu hóa thương hiệu 
Toàn cầu hóa: Động lực của tăng trưởng 
Dịch chuyển trong khu vực 
Giá trị chiến lược của thị trường từng nước 
Trung Quốc và Ấn Độ 
Châu Mỹ Latin 
Châu Phi
Thực thi toàn cầu hóa 
Khía cạnh văn hóa và tinh thần của toàn cầu hóa 
Tóm tắt
Chương 7: Khách hàng, sản phẩm, dịch vụ
Quan hệ gần gũi với khách hàng 
Đòi hỏi của khách hàng 
Sự phụ thuộc vào khách hàng và rủi ro 
Phổ sản phẩm và dịch vụ 
Tóm tắt
Chương 8: Đổi mới
Đổi mới nghĩa là gì? 
Mức độ đổi mới cao 
Động lực của đổi mới
Nguồn gốc của đổi mới
Lãnh đạo và khía cạnh tổ chức của đổi mới
Tóm tắt

Chương 9: Cạnh tranh
Tổ chức và hành vi có tính cạnh tranh 
Lợi thế cạnh tranh 
Tính bền vững của các lợi thế cạnh tranh 
Thể hiện những ưu thế cạnh tranh 
Ưu thế cạnh tranh và chi phí
Đối tác giúp giữ phong độ cạnh tranh 
Tránh cạnh tranh quá mức 
Tóm tắt
Chương 10: Tài chính, tổ chức và môi trường kinh doanh
Tài chính 
Tổ chức 
Tổ chức chuỗi giá trị
Môi trường kinh doanh 
Cụm kinh doanh 
Tóm tắt
Chương 11: Nhân viên
Tạo việc làm  
Văn hóa doanh nghiệp 
Bằng cấp và học tập 
Tuyển dụng 
Tóm tắt
Chương 12: Người lãnh đạo
Cơ cấu của quyền sở hữu và lãnh đạo 
Lãnh đạo quan trọng tới mức nào? 
Tính liên tục của lãnh đạo 
Đưa người trẻ lên chức vụ cao nhất
Những người phụ nữ đầy quyền lực 
Quốc tế hóa ban quản lí
Tính cách 
Phong cách lãnh đạo 
Tính kế thừa của lãnh đạo 
Tóm tắt
Chương 13: Những bài học từ các nhà vô địch ẩn danh
Lãnh đạo và mục tiêu 
Nhân viên có hiệu suất cao 
Chiều sâu 
Phân cấp 
Chú tâm  
Toàn cầu hóa 
Đổi mới
Gần gũi với khách hàng 
Ba vòng tròn và tám bài học 
Những bài học cho các nhà hoạch định chiến lược 
Bài học cho những công ti quy mô nhỏ 
Bài học cho những công ti quy mô vừa 
Những bài học cho các công ti lớn 
Bài học cho những người tìm việc 
Bài học cho chính trị và quốc gia 
Tóm tắt những bài học 
Bài học cho Việt Nam                                                                             
4) Điểm nhấn
“… Mục tiêu cốt yếu của cuốn sách, như chính phụ đề của nó chỉ rõ, là giới thiệu với độc giả cách thức (chiến lược) mà các chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa xuất sắc vươn lên để trở thành “nhà vô địch” trong nền kinh tế hiện đại, trong thế giới toàn cầu hóa vốn đang có rất nhiều người khổng lồ tầm cỡ toàn cầu thống trị. Những doanh nghiệp nhỏ và vừa này vươn lên không phải bằng cách cố trở thành khổng lồ tầm cỡ Microsoft, Toyota hay Samsung, thành những ông chủ của các tập đoàn xuyên quốc gia, đa quốc gia, có các “chuỗi” sản xuất ngang, dọc đan kết thành mạng lưới bao phủ toàn cầu - mà bằng cách khẳng định một cách khiêm nhường, lặng lẽ chức năng tạo ra những sản phẩm đơn lẻ, thậm chí, những linh kiện cụ thể dường như độc nhất vô nhị của mình, những thứ tuy nhỏ nhưng đóng vai trò không thể thiếu trong hệ thống kinh tế toàn cầu đang được cấu trúc lại theo từng chuỗi sản phẩm. Nói khác đi, cuốn sách này được viết để giới thiệu cách thức chinh phục thế giới hiện đại của những “chú bé hạt tiêu”, về một nhiệm vụ dường như là bất khả thi trong một nền kinh tế mà hai nguyên lý cơ bản là cạnh tranh và tốc độ đều đã được đẩy lên đỉnh của sự khốc liệt…”
   (trích Lời giới thiệu cho ấn bản tiếng Việt, Các nhà vô địch ẩn danh của thế kỷ XXI, Hermann Simon, dịch giả : Phạm Nguyên Trường, NXB Tri thức, 2013).



Dẫn nhập: Làm sao tôi phát hiện được các nhà vô địch ẩn danh?


Cùng với thời gian, khái niệm “các nhà vô địch ẩn danh” đã được người ta chấp nhận theo những cách khác nhau. Ban đầu, chiến lược kinh doanh và phong cách lãnh đạo của những công ti đó bị một số người coi là kì quặc, lạ lùng hay lỗi thời. Một số nhà quan sát cho rằng các nhà vô địch ẩn danh là những công ti quá chuyên môn, cực kì nhiệt huyết, ở các thành phố nhỏ, chuyên vào những thị trường cực kì nhỏ; trong thời đại của những công ti lớn, thời đại của toàn cầu hóa và đa dạng hóa, những công ti này sẽ chẳng có mấy cơ hội tồn tại. Một số khác thì cho rằng số phận của các công ti quy mô vừa là cứ mãi như thế, sẽ bị lỗi thời về mặt công nghệ và cuối cùng là phá sản vì không đa dạng hóa rủi ro, mặt trái của việc chú tâm vào.
lĩnh vực hạn hẹp của họ. Ngoài ra, phương pháp quản lí của các công ti này thường bị coi là không phù hợp, gia trưởng, độc đoán và ngày càng xa cách lực lượng lao động hiện đại. Chắc chắn là trong một số trường hợp, đánh giá như thế là đúng. Nhưng thế giới cũng như con đường phát triển của những nhà vô địch ẩn danh trong thế kỉ XXI khác hẳn với những đánh giá mang tính hoài nghi như thế. Tác phẩm này sẽ chỉ ra những thành công ngoạn mục của các nhà vô địch ẩn danh của thế kỉ XXI.

Hơn bao giờ hết, tôi tin tưởng rằng một số nhà vô địch ẩn danh có bộ máy quản lí và chiến lược kinh doanh tuyệt vời, ổn định hơn các công ti lớn. Nhưng nghiên cứu về quản lí, giảng dạy, báo chí lại tập trung vào những công ti lớn, đã được nhiều người biết đến. General Motors là ngôi sao trong những năm 1950; còn trong những năm 1970 là IBM. Cả hai đều được coi là mô hình của quản trị kinh doanh hoàn hảo. Gần đây hơn, đó là Microsoft, Nokia, Toyota, Google hay Facebook đã nhảy lên sân khấu. Không nghi ngờ gì rằng đó là những công ti rất thành công trong những giai đoạn của họ. Nhưng niềm vinh quang của Motors và nhiều công ti khác đã lu mờ cùng thời gian, Microsoft và những công ti đang lấp lánh trên bầu trời hôm nay có lẽ cũng sẽ bớt quyến rũ, đấy là nói nếu ta có thể quan sát chúng vào năm 2035. Ngoài ra, một người theo dõi hoạt động kinh doanh trung bình sẽ học được gì từ những ngôi sao thế kỉ như Microsoft hay Google, những công ti độc nhất vô nhị, chẳng khác gì Albert Einstein? Về cơ bản, những công ti “bình thường” cũng giống như các nhà vô địch ẩn danh, tức là những công ti nhờ có chiến lược kinh doanh đặc thù mà đã chiếm được vị trí dẫn đầu trong thị trường của họ; sẽ phù hợp hơn nếu coi các nhà vô địch ẩn danh là những mô hình kinh doanh và những ví dụ đáng phải học hỏi. Các công ti nhỏ và vừa trên khắp thế giới có thể học được nhiều điều từ những công ti dẫn đầu thị trường, nhưng chưa được nhiều người biết tới, chứ không phải từ những công ti lớn, nổi danh toàn cầu.   

(Nhà xuất bản Tri thức 2013)

Lời giới thiệu cho ấn bản tiếng Việt

Bạn đang cầm trên tay cuốn sách viết về các nhà vô địch - nhưng không phải là những nhà vô địch thường thấy với vòng nguyệt quế và vầng hào quang chói sáng, đi kèm những lời tung hô và sự ngây ngất của men say chiến thắng. Những nhà vô địch được đề cập trong cuốn sách này không giống, hay nói “chuẩn” hơn, không thật sự giống các nhà vô địch mà thế giới đã từng biết đến. Họ “chỉ” là những doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng vô địch trong lĩnh vực kinh doanh của mình. Vô địch nhưng “ẩn danh” - “Hidden Champions” - như tên cuốn sách nói về họ, cái tên nhằm nêu bật phẩm chất “ẩn danh” lạ lùng và rất đặc trưng, phân biệt họ với bộ phận đông đảo các nhà vô địch khác trên thế giới.
Nghe có vẻ giật gân, nghịch lý. Nhưng là sự thật. Vô địch nhưng ẩn danh, chỉ được ít người biết đến, mặc dù họ chính là những người tạo nền tảng cho quá trình tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế toàn cầu hiện đại. Trong nền kinh tế thực, như cuốn sách chứng minh, họ quan trọng không kém những nhà “vô địch” thực thụ và lừng danh, kiểu như Bill Gates, Warrant Buffet, George Soros, v.v. Tuy chỉ “nhỏ và vừa”, nhưng họ là những nhà vô địch đích thực của thế kỉ XXI, thế kỉ đang là hiện tại và tiếp tục là tương lai của chúng ta.
Đó là sự thật, một sự thật mới mẻ và phù hợp với cấu trúc của nền kinh tế hiện đại trong thế giới toàn cầu hóa.
Cuốn sách này có sứ mệnh chứng minh sự thật mới mẻ đó, không phải bằng cách giới thiệu tỉ mỷ, cụ thể chân dung các nhà vô địch.
Mục tiêu cốt yếu của cuốn sách, như chính phụ đề của nó chỉ rõ, là giới thiệu với độc giả cách thức (chiến lược) mà các chủ doanh nghiệp nhỏ và
vừa xuất sắc vươn lên để trở thành “nhà vô địch” trong nền kinh tế hiện đại, trong thế giới toàn cầu hóa vốn đang có rất nhiều người khổng lồ tầm cỡ toàn cầu thống trị. Những doanh nghiệp nhỏ và vừa này vươn lên không phải bằng cách cố trở thành khổng lồ tầm cỡ Microsoft, Toyota hay Samsung, thành những ông chủ của các tập đoàn xuyên quốc gia, đa quốc gia, có các “chuỗi” sản xuất ngang, dọc đan kết thành mạng lưới bao phủ toàn cầu - mà bằng cách khẳng định một cách khiêm nhường, lặng lẽ chức năng tạo ra những sản phẩm đơn lẻ, thậm chí, những linh kiện cụ thể dường như độc nhất vô nhị của mình, những thứ tuy nhỏ nhưng đóng vai trò không thể thiếu trong hệ thống kinh tế toàn cầu đang được cấu trúc lại theo từng chuỗi sản phẩm. Nói khác đi, cuốn sách này được viết để giới thiệu cách thức chinh phục thế giới hiện đại của những “chú bé hạt tiêu”, về một nhiệm vụ dường như là bất khả thi trong một nền kinh tế mà hai nguyên lý cơ bản là cạnh tranh và tốc độ đều đã được đẩy lên đỉnh của sự khốc liệt.
Và cuốn Các nhà vô địch ẩn danh đã viết những gì?
Toàn bộ nội dung cuốn sách - đủ dày - viết về những điều thiết thực và bổ ích, đặc biệt dành cho những ai làm doanh nghiệp có khát vọng chinh phục thế giới, muốn trở thành nhà vô địch mà không cần đội vòng nguyệt quế.
Cuốn sách giới thiệu nền kinh tế toàn cầu hiện đại – tuy không phải là một bức tranh hoàn toàn mới nhưng có những đường nét cấu trúc mới, với triển vọng phát triển khác với nhiều ý kiến thông thường – ví dụ như về vị thế không đến mức choáng ngợp của Trung Quốc trong vòng 15-20 năm tới, hay về tương lai không hề u ám của Liên minh châu Âu với nền kinh tế Đức làm trụ cột, v.v. Trong nền kinh tế toàn cầu đó, có một thành tố đặc biệt, tuy có “thâm niên lịch sử” đáng nể nhưng mới về cấu trúc, đóng vai trò quyết định số phận nền kinh tế toàn cầu thế kỉ XXI – những doanh nghiệp vừa và nhỏ “vô địch ẩn danh”. Phát hiện ra nhân vật “vô địch ẩn danh” này là công lao của tác giả cuốn sách.
Với trọng tâm là chiến lược thành công của “các nhà vô địch ẩn danh” hàng đầu thế giới, cuốn sách đã phân tích những nội dung chủ yếu về quá trình vươn lên của các doanh nghiệp vừa và nhỏ điển hình. Từ sự phân tích
mang tính chọn lọc kỹ lưỡng đó, dựa trên một nền tảng lý thuyết vững vàng và với phông kinh nghiệm rộng lớn, tác giả đã đúc kết ra tám bài học quan trọng.
Tám bài học được kết lại trong ba vòng tròn lớn, biểu thị cho ba tầng cấu trúc, tạo thành sức mạnh của “doanh nghiệp vô địch”, theo một logic đơn giản và được chính tác giả giải thích: Cốt lõi là ban lãnh đạo mạnh, được thể hiện bằng những mục tiêu đầy tham vọng, đủ sức huy động và gắn kết sức lực của tất cả các nhân viên. Vòng tròn trung tâm bao gồm những năng lực nội tại. Cần phải có chiều sâu vì ưu thế cạnh tranh chỉ có thể được tạo ra bằng nội lực. Phân cấp quản lí có nghĩa là tự do hành động của doanh nhân và quyền tự chủ cao của “những chấp hành viên”. Đấy là tất cả những việc mà nhân viên quyết tâm và có khả năng thực hiện với hiệu suất cao. Sức mạnh nội tại chiếu ánh sáng ra vòng tròn bên ngoài. Các nhà vô địch ẩn danh chú tâm vào một thị trường do họ tự xác định lấy. Đổi mới liên tục đảm bảo cho việc duy trì ưu thế cạnh tranh. Gần gũi với khách hàng bảo đảm rằng công nghệ và nhu cầu của khách hàng không tách rời nhau. Tất cả những chuyện này đều diễn ra trên bình diện toàn cầu, đủ không gian cho quá trình tăng trưởng và quy mô của công ti”.
Tám bài học đó, như tác giả viết, không phải chỉ được dành cho các doanh nghiệp – doanh nhân “nhỏ và vừa” có khát vọng trở thành “nhà vô địch”. Một cách thẳng thắn, tác giả viết rõ rằng đây là những bài học được dành cho nhiều đối tượng khác nhau, tùy theo mỗi đối tượng mà có cách tiếp cận phù hợp. Từ doanh nghiệp nhỏ đến các nhà vô địch lớn và các tập đoàn đa dạng hóa; từ người tìm việc làm cho đến các chính khách, những nhà hoạch định chính sách, chiến lược tầm cỡ quốc gia và toàn cầu; từ các quốc gia đã công nghiệp hóa đạt trình độ phát triển cao cho đến các quốc gia mới nổi, tất cả đều tìm thấy trong cuốn sách này những bài học bổ ích cho công việc của mình khi giải quyết các vấn đề sinh tồn và phát triển trong thế giới hiện đại.
Quả thật, cách thức tác giả đưa ra “tuyên ngôn” về các bài học như vậy chứng tỏ một sự tự tin đáng tin cậy về giá trị của cuốn sách. Vì đó là sự tự tin không quá lố, bắt nguồn một cách tự nhiên từ cách nhìn biện chứng về nền kinh tế hiện đại.
Tác giả cuốn sách - Hermann Simon - là người Đức. Và cuốn sách tập trung nói về “các nhà vô địch ẩn danh” ở Đức. Đây không phải là sự tình cờ, nhưng cũng không là kết quả của một cách nhìn thiên vị.
Điều tra thống kê của chính tác giả trên khắp thế giới - theo những tiêu chí được áp dụng “bình đẳng” cho mọi nước - chỉ ra rằng nước Đức có nhiều nhà vô địch ẩn danh nhất thế giới. Kết quả này có mối liên hệ nhân quả với sự kiện thực tế là nền kinh tế Đức trong mấy thập niên liên tục phát triển một cách vững chắc và rất hiệu quả, bất chấp cuộc khủng hoảng làm chao đảo cả Liên minh châu Âu và thế giới vừa qua. Cách thức nước Đức tổ chức nền kinh tế, điều hành vĩ mô là một yếu tố nền tảng trong sự thành công ở cấp độ chiến lược quốc gia và toàn cầu của “các nhà vô địch ẩn danh” Đức.
Các bằng chứng “vô địch ẩn danh” gắn với nước Đức, theo nghĩa bài học như vậy, càng làm tăng thêm tính thuyết phục của những gì được viết trong cuốn sách này.
***
Việt Nam - nền kinh tế đi sau nhưng nhập cuộc toàn cầu rất sớm, hầu như ngay khi mới bước vào quỹ đạo phát triển kinh tế thị trường. Vì Việt Nam có khát vọng tiến lên, đuổi kịp các nước đi trước, để “sánh vai với các cường quốc năm châu” và tiến cùng thời đại. Các doanh nghiệp Việt Nam tuy còn rất trẻ và còn non yếu trên nhiều phương diện, song cũng mang khát vọng to lớn đó.
Khát vọng đó đã và đang được thử thách qua sự thăng trầm của nền kinh tế. Đặc biệt, trong giai đoạn vừa qua, sau khi nền kinh tế gia nhập WTO, với thử thách nghiệt ngã của sóng gió cạnh tranh – hội nhập toàn cầu, nhiều doanh nghiệp chưa kịp lớn đã bị phá sản, phải đóng cửa. Nền kinh tế đang buộc phải tái cấu trúc. Các doanh nghiệp cũng phải tự tái cấu trúc, để chuẩn bị cho một cuộc chơi mới, chất lượng cao hơn và nghiệt ngã hơn trên vũ đài toàn cầu rộng lớn.
Trong bối cảnh đó, những bài học mà “Hidden Champions” mang đến cho các nhà doanh nghiệp Việt Nam, cả những người đã thành danh, đang vật lộn để vươn lên hay mới khởi nghiệp, là đúng lúc và vô cùng hữu ích.
Có lẽ không phải tình cờ mà những người bạn Đức, trực tiếp là Ông …. đã mang cuốn sách này sang Việt Nam “tiếp thị cho không” vào chính thời điểm này. Và sáng kiến đầy tình hữu nghị này đã được chính tác giả của cuốn sách đồng ý với một tình cảm ưu ái và sự nhiệt thành đáng trân trọng.
Có cơ sở để tin rằng lòng tốt của các bạn Đức sẽ được các độc giả Việt Nam, đặc biệt là các nhà doanh nghiệp, đón nhận với một thái độ tích cực và nghiêm túc, rằng những kinh nghiệm “sách vở” từ nay sẽ đơm hoa kết trái thực trong giai đoạn phát triển tới đây của Việt Nam.
Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc cuốn Các nhà vô địch ẩn danh – và chờ đón sự xuất hiện sớm, nở rộ nhưng rất vững vàng và chắc chắn của các nhà vô địch ẩn danh Việt Nam.
PGS.TS. Trần Đình Thiên

Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam

Bài học cho Việt Nam

Tất cả những bài học được nêu ra - 8 bài học được cấu trúc trong 3 vòng cấu trúc - theo tôi, đều có thể coi là dành cho Việt Nam, nơi mà đa số doanh nghiệp ở quy mô nhỏ và vừa. Sự tồn tại của một cơ cấu doanh nghiệp như vậy hàm ý rất rõ rằng các bài học mà Các nhà vô địch ẩn danh đưa ra là đặc biệt thích hợp với Việt Nam.
Lý do thứ hai cắt nghĩa tính hữu ích của các bài học từ Các nhà vô địch ẩn danh cũng rất hiển nhiên và đơn giản: Việt Nam là nước đi sau, nơi mà mọi việc liên quan đến quỹ đạo phát triển thị trường trong môi trường toàn cầu hóa đều mới bắt đầu. Nghĩa là Việt Nam đang là “quốc gia khởi nghiệp” [start-up nation], còn các doanh nghiệp Việt Nam đều là doanh nghiệp mới “khởi nghiệp”. Các bài học của những người đi trước, vì thế, là rất quan trọng.
“Đi sau” là khái niệm phản ánh trình độ phát triển còn thấp của một quốc gia hay doanh nghiệp trong cuộc đua tranh phát triển toàn cầu, hàm ý về một bất lợi lớn, nhưng mặt khác, nó cũng lại là một lợi thế tuyệt đối của chính quốc gia hay doanh nghiệp đi sau đó. Bởi lẽ “đi sau” tạo ra khả năng học hỏi những người đi trước để tiến nhanh, ban đầu là đuổi kịp để sánh vai, và sau đó (có thể) tiến vượt lên. Nước Đức ở châu Âu, nước Nhật ở châu Á là những mẫu mực tiến vượt như vậy trong thế kỉ XX. Gần đây hơn, kinh nghiệm phát triển của Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc đang khuyến khích nỗ lực bứt phá phát triển của các nước đi sau. Không nghi ngờ gì, và có lẽ cũng không có ngoại lệ đối với bất cứ nước nào trong số những nước đi sau, rằng nếu biết cách (tôi xin nhấn mạnh) tận dụng các kinh nghiệm đó, biết học hỏi những bài học đó, thì việc đuổi kịp, thậm chí tiến vượt những nước đi trước, tuy vẫn mang tính thách thức lớn, song quan trọng hơn, đã trở thành một khả năng mang tính hiện thực rất cao.
Tôi cho rằng đây chính là thông điệp bao trùm, là mục đích lớn nhất mà Các nhà vô địch ẩn danh mong muốn gửi độc giả trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam, những độc giả đến sau nhưng không phải là muộn.
Nhưng để lĩnh hội các bài học của Các nhà vô địch ẩn danh một cách hiệu quả, trong khi vẫn phải nêu cao yêu cầu mà lợi thế đi sau đặt ra - học tất cả các bài học - thì rất cần nêu một số điểm nhấn, cần được đặc biệt lưu ý.
Điểm nhấn thứ nhất liên quan đến cách thức điều hành kinh tế vĩ mô, tức là sứ mệnh nhà nước trong việc thúc đẩy sự phát triển của khu vực doanh nghiệp. Về thực chất, điểm nhấn này gắn với bài học về thái độ mà các chính phủ cần dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ - những nhà vô địch ẩn danh tiềm năng, lực lượng trụ cột của một nền kinh tế quốc gia hiện đại.
Bài học này đối với Việt Nam là đặc biệt sâu sắc. Lý do là ở Việt Nam hiện nay, khu vực tư nhân vẫn còn nhiều yếu kém, phải hoạt động trong môi trường chưa thực sự thuận lợi, do vấn đề về chính sách, sự thiếu bình đẳng vị thế trong cạnh tranh, cho việc tiếp cận các nguồn lực và tiếp cận thị trường.
Không thể nói rằng các doanh nghiệp Việt Nam, dù còn nhiều yếu kém, thiếu khát vọng vươn lên trong cuộc đua tranh phát triển toàn cầu. Ngược lại, nhiều doanh nghiệp trong số này đang nuôi dưỡng và nỗ lực hành động để trở thành “các nhà vô địch”.
Nhưng, tiếc là trong thời gian gần đây, vì nhiều lý do, trong đó lý do chính liên quan đến hệ thống điều hành vĩ mô (mô hình tăng trưởng, hệ thống phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế), đã dẫn tới tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam giảm sút, vị thế của nền kinh tế Việt Nam trong nền kinh tế toàn cầu bị suy yếu. Tình trạng bất ổn vĩ mô kéo dài dẫn đến hành động làm ăn chộp giật, mang tính đầu cơ nhưng tiềm ẩn độ rủi ro rất cao. Kết cục là nhiều doanh nghiệp tư nhân - lên tới hàng trăm ngàn - đã phải tuyên bố đóng cửa hay ngừng hoạt động.
Rõ ràng là cách ứng xử chính sách ở tầm vĩ mô của Việt Nam thời gian qua không giống, thậm chí còn ngược hướng, với bài học được nêu trong Các nhà vô địch ẩn danh về cách các chính phủ quan tâm đến doanh nghiệp vừa và nhỏ để tạo ra “các nhà vô địch”, tức là kiến tạo lực lượng nền tảng của một nền kinh tế quốc gia vững mạnh trong môi trường toàn cầu hóa.
Điểm nhấn thứ hai liên quan đến việc tạo lập năng lực cho các nhà vô địch. Phần lớn nội dung cuốn Các nhà vô địch ẩn danh được dành cho các bài học về tạo năng lực của các nhà vô địch. Thực ra, năng lực này được hình thành từ hai yếu tố - phẩm chất và sức mạnh. Nhà vô địch là những doanh nghiệp có những phẩm chất đặc biệt. Trên nền tảng phẩm chất, và cùng với nền tảng đó, các doanh nghiệp tạo ra sức mạnh để trở thành vô địch.
Phải nói rằng vì nhiều lý do, bao gồm cả lý do lịch sử và văn hóa, các doanh nghiệp non trẻ của Việt Nam hiện vẫn rất thiếu các phẩm chất và yếu tố cấu thành nhà vô địch. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam có khát vọng vô địch nhưng khát vọng đó đa phần là chưa đủ mạnh, chưa dựa trên những cơ sở lịch sử và văn hóa vững chắc. Khát vọng còn yếu đó lại ít được hỗ trợ, khuyến khích và củng cố bởi một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định bền vững. Mà lời khuyên từ Các nhà vô địch ẩn danh lại là: nhà vô địch phải có tầm nhìn hàng trăm năm cho một cuộc chơi đòi hỏi phẩm chất kiên trì chứ không phải sự khoa trương, và đặc biệt, phải dốc lòng dốc sức để tạo ra tính chuyên nghiệp ở đẳng cấp cao nhất.
Rất tiếc là ở Việt Nam hiện nay, tầm nhìn ngắn hạn, phong cách “nước đến chân mới nhảy”, khuynh hướng “chộp giật”, v.v. vẫn còn là những yếu tố chi phối phong cách kinh doanh của rất nhiều doanh nghiệp. Ở Việt Nam, văn hóa kinh doanh vẫn đang là khái niệm mới, đang được thảo luận chứ chưa phải là hệ thống đã được định hình.
Nói như vậy để thấy những gợi ý, chỉ dẫn của cuốn Các nhà vô địch ẩn danh cho sự hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực của các doanh nghiệp Việt Nam trong môi trường toàn cầu hóa là: trước hết và quan trọng nhất phải trở thành các doanh nghiệp bình thường, sau đó, tiến tớí đẳng cấp doanh nghiệp “nhà vô địch”.
Hiện nay, áp lực cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu hóa đối với các doanh nghiệp non trẻ và còn yếu kém của Việt Nam là rất lớn. Đây là một thách thức cực kỳ to lớn đối với việc xây dựng và định hình những phẩm chất của các doanh nghiệp thành công trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
Nhưng vượt qua thách thức là - và phải là - phẩm chất tự nhiên của các nhà vô địch. Không có con đường dễ dàng để đến vinh quang, nhất là vinh quang “ẩn danh”. Lời tuyên bố đó của Các nhà vô địch ẩn danh không mới. Nhưng ở đây có một điểm khác biệt: nó đưa ra những chỉ dẫn cụ thể để các doanh nghiệp vừa và nhỏ có khát vọng chiến thắng trong môi trường toàn cầu hóa biết cách vượt qua thử thách để thực sự trở thành nhà vô địch. Đó chính là điểm nhấn tổng quát về các bài học cho Việt Nam, cho các doanh nghiệp Việt Nam rút ra từ cuốn sách này.
Trần Đình Thiên


Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Top WordPress Themes